Xà phòng có thể... ăn, xà phòng “100% thiên nhiên” và thậm chí là xà phòng làm từ... sữa mẹ đang thu hút rất đông chị em phụ nữ ở Hà Nội sử dụng. Trong vài năm trở lại đây, các loại mỹ phẩm thiên nhiên đang ngày càng thu hút chị em phụ nữ bởi công dụng của nó và thêm lý do nữa là các loại này hầu như không có tác dụng phụ hay chứa hóa chất độc hại.
Ngày đăng: 05-04-2014
3644 lượt xem
Trong vài năm trở lại đây, các loại mỹ phẩm thiên nhiên đang ngày càng thu hút chị em phụ nữ bởi công dụng của nó và thêm lý do nữa là các loại này hầu như không có tác dụng phụ hay chứa hóa chất độc hại. Trong các loại mỹ phẩm thiên nhiên thì xà phòng được chú ý hơn cả. Khi nói tới “xà phòng”, nhiều người nghĩ ngay đó là chất tẩy rửa, chỉ dùng để rửa tay, chân và dễ làm khô da. Nhưng với cụm từ “xà phòng 100% thiên nhiên”, “xà phòng handmade” thì suy nghĩ kia đã thay đổi.
Chị Thu Trang - một người kinh doanh xà phòng handmade ở Hà Nội cho biết: “Khách hàng nên phân biệt rõ, xà phòng thiên nhiên và xà phòng handmade có điểm khác biệt. Xà phòng handmade được làm bằng tay, thủ công với các nguyên liệu tự nhiên, các loại tinh dầu, xút (NaOH)... Còn xà phòng thiên nhiên thì nguyên liệu được cho là tự nhiên nhưng các công đoạn làm có sự tham gia của máy móc”.
Xà phòng handmade là sản phẩm được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng với công dụng dùng để tắm, rửa mặt dưỡng da. “Về thành phần, xà phòng handmade khá đa dạng, nhưng khoảng 80% là từ các loại dầu, bơ thực vật như dầu dừa, dầu cọ, dầu ô liu, bơ, cây hạt mỡ, bột ca cao... Ngoài ra còn có các chất xúc tác khác như nước, xút (NaOH) chiếm khoảng 20%.
Một số nơi còn có thêm dung dịch Ozolive có tác dụng diệt khuẩn tốt cho da hay các loại từ thiên nhiên như cám gạo, xơ mướp, vỏ cam xay có tác dụng tẩy tế bào chết trên da”, chị Trang chia sẻ thêm về nguyên liệu để làm xà phòng hanmade.
>>>>> dịch vụ công bố mỹ phẩm, đăng ký quảng cáo mỹ phẩm <<<<<
Về cách thức, làm một bánh xà phòng handmade tương đối phức tạp, có thể làm nản lòng những chị em nào không được tỉ mẩn, khéo tay cho lắm. Chia sẻ về vấn đề này, chị Minh Phương - nhân viên một hãng viễn thông tại Q.Cầu Giấy nói: “Về nguyên liệu, bạn có thể mua tại những cửa hàng bán sẵn, vấn đề ở đây theo kinh nghiệm của tôi là bạn nên rủ một vài người cùng ý tưởng với mình để làm. Như thế mọi người sẽ phân chia công việc, mua sắm dụng cụ đầy đủ hơn. Quan trọng nhất là giá thành sẽ giảm đi rất nhiều. Nói là xà phòng làm bằng tay, nhưng bạn nhớ chuẩn bị đẩy đủ găng tay, kính trong đeo để bảo vệ mắt, khẩu trang... Vì khi pha chế các loại nguyên liệu sẽ đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là khi cho xút vào nước phải cẩn thận để không bị bắn vào người, vào mặt”.
Xà phòng handmade sau khi được làm hoàn thành sẽ phải để khoảng vài tuần để phản ứng xà phòng hóa được diễn ra hoàn toàn thì mới có thể dùng được. Một số cửa hàng tại Hà Nội hiện nay, ngoài bán sẵn các loại xà phòng này, còn bán cả “phôi” xà phòng cho chị em về tự thêm các loại tinh dầu thơm, màu và các nguyên liệu tùy thích. Sau đó, bạn có thể đun nóng hỗn hợp trên ở nhiệt độ 65 độ C để được loại xà phòng “nửa” hanmade.
Hiện nay, sản phẩm xà phòng handmade đang ngày càng phổ biến tại thị trường Hà Nội, đã có những cửa hàng chuyên biệt bán các loại xà phòng này với giá từ 80.000 -100.000 đồng/bánh khoảng 70 -100 gr. Đặc biệt, gần đây, nhiều chị em còn truyền tai nhau một loại xà phòng được ví là “huyền thoại xà phòng handmade” được làm từ... sữa mẹ.
Chị Thư - một người tiên phong làm loại xà phòng này cho biết ý tưởng ban đầu là từ một người họ hàng đang nuôi con nhỏ, thừa quá nhiều sữa mà bỏ đi thì phí hoài. Chị đã tự mày mò, dùng sữa mẹ như một nguyên liệu đặc biệt, vừa thay nước, vừa thay các loại sữa thông thường. Cách thức làm loại xà phòng này cũng gần như các loại xà phòng hanmade khác, tuy nhiên, nhiệt độ để làm loại xà phòng này chỉ là 40 độ C. Sữa mẹ chiếm khoảng 25% tổng khối lượng của hỗn hợp. Nếu 1 kg sữa mẹ có thể cho ra khoảng 4 kg xà phòng thành phẩm.
Mặc dù vậy, do đặc thù, tính “nhạy cảm” của loại xà phòng handmade này và do đặc tính khác nhau của từng loại sữa mẹ mà sản phẩm này chưa phổ biến trên thị trường, chủ yếu là các mẹ có sữa tới nhờ các cửa hàng làm với tiền công khoảng 1,5 triệu đồng/kg sữa.
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
Gửi bình luận của bạn